LỜI NÓI ĐẦU MỤC TIÊU HỌC LIỆU - Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế nhằm cung cấp cho người học những kiến thức về quá trình ra đời, hình thành và phát triển của các học thuyết kinh tế gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và ảnh hưởng, tác động của các học thuyết kinh tế đến các giai đoạn phát triển của nền kinh tế - Tài liệu được sử dụng cho sinh viên chính quy, đào tạo từ xa, người tự học và những người nghiên cứu lý thuyết nền về các học thuyết kinh tế - Tài liệu sử dụng cho môn học Lịch sử các học thuyết kinh tế, dùng làm lý thuyết nền trong nghiên cứu khoa học khối ngành kinh tế CẤU TRÚC HỌC LIỆU Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế được biên soạn thành 11 chương Chương 1: Đối tượng, phương pháp và chức năng nghiên cứu Lịch sử các học thuyết kinh tế. Chương 2: Tư tưởng kinh tế thời kỳ cổ đại và trung cổ Chương 3: Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Trọng thương Chương 4: Các học thuyết kinh tế tư sản cổ điển Chương 5: Học thuyết kinh tế của K. Marx, F.Engels và V.I.Lênin Chương 6: Các học thuyết kinh tế của trường phái Tân cổ điển Chương 7: Học thuyết kinh tế của J.M.Keynes và trường phái Keynes Chương 8: Các học thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do mới Chương 9: Học thuyết kinh tế của trường phái chính hiện đại Chương 10: Các học thuyết kinh tế của trường phái thể chế và kinh tế lượng Chương 11: Các lý thuyết về tăng trưởng và phát triển kinh tế cho các nước đang phát triển MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC 1. Mục tiêu chung Trang bị cho người học tư duy và phương pháp luận kinh tế để có thể giải quyết những vấn đề kinh tế cụ thể phù hợp với thực tiễn. Thông qua các học thuyết kinh tế, để hiểu được quá trình chuyển sang kinh tế thị trường ở Việt Nam. Vận dụng kiến thức của môn Lịch sử các học thuyết kinh tế vào thực tiễn kinh tế ở Việt Nam. 2. Mục tiêu cụ thể 2.1. Kiến thức - Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về quá trình ra đời, hình thành và phát triển của các học thuyết kinh tế thuộc các trường phái kinh tế khác nhau và ảnh hưởng của nó đến các giai đoạn phát triển kinh tế. - Thông qua môn học sẽ giúp cho sinh viên hiểu được nguồn gốc hình thành những nguyên lý kinh tế của nền kinh tế thị trường hiện đại. - Góp phần hiểu rõ nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. 2.2. Kỹ năng - Trang bị cho người học tư duy và phương pháp luận kinh tế để có thể giải quyết những vấn đề kinh tế cụ thể của thực tiễn. - Hiểu được quá trình chuyển sang kinh tế thị trường ở Việt Nam. Vận dụng kiến thức của môn Lịch sử các học thuyết kinh tế vào thực tiễn kinh tế ở Việt Nam. 2.3. Thái độ - Người học sẽ có nhận thức đúng đắn về nguồn gốc ra đời và phát triển các lý thuyết về kinh tế thị trường và mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI HỌC Để tiếp nhận kiến thức trong tài liệu có hiệu quả, người đọc cần đọc thêm một số kiến thức liên quan đến các môn: Kinh tế chính trị Marx-Lenin, Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô CÁCH TỰ HỌC VỚI CUỐN SÁCH NÀY - Hệ thống từng vấn đề theo tiến trình lịch sử và theo sơ đồ - Tham gia trả lời câu hỏi tự luận trước khi xem gợi ý đáp án - Tìm kiếm thêm những thông tin liên quan đến thực tiễn của từng giai đoạn lịch sử để mở rộng vấn đề - Rút ra ý nghĩa của vấn đề đối với quá trình vận dụng ở Việt Nam NHÓM TÁC GIẢ Chủ biên Nguyễn Minh Tuấn chịu trách nhiệm về những nội dung trọng tâm của các chương. Thành viên Võ Thị Kim Loan có trách nhiệm góp ý, bổ sung, chỉnh sửa các nội dung cho phù hợp với yêu cầu LỜI KẾT Quyển giáo trình được biên soạn với sự nỗ lực cao của nhóm tác giả, song chắc chắn không tránh khỏi những sai sót nhất định. Trong lần xuất bản này, nhóm tác giả rất mong nhận được ý kiến góp ý từ người đọc để giáo trình được chỉnh sửa và hoàn thiện hơn trong các lần sau. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ: - loan.vtk@ou.edu.vn - Ban học liệu trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh Trân trọng cảm ơn!
Nhập danh sách email cần giới thiệu (phân cách nhau dấu ;)
Nhập tài khoản cần tìm trong hệ thống
Chọn danh sách bạn bè sẽ giới thiệu
Viết giới thiệu của bạn