Hỗ trợ:
(028) 39307533
Giỏ hàng:
0
(0)
Thiết kế hố đào sâu (2024)
Giới thiệu

MỤC TIÊU HỌC LIỆU 
Nội dung của cuốn sách Thiết kế Hố đào sâu này được biên soạn dựatheo khung chương trình đào tạo của Khoa Xây dựng, Trường Đạihọc Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở chương trình khung đã được phê duyệt, đề cương chi tiết môn học, chúng tôi biên soạn tài liệu học tập Thiết kế Hố đào sâu với mục đích trình bày và giải thích những nội dung giảng dạy của môn học Hố đào sâu, giúp cho người học có được kiến thức và kỹ năng theo chuẩn đầu ra của môn học. Tài liệu học tập Thiết kế Hố đào sâu này được sử dụng để giảng dạy, học tập, cho sinh viên hệ chính quy và không chính quy của môn Hố đào sâu 2 tín chỉ (gồm 1 tín chỉ lý thuyết và 1 tín chỉ thực hành, tương đương 30 tiết thực hành trên lớp) tại Khoa Xây dựng, trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, cuốn sách này cũng được xem như một giáo trình giản lược cho các sinh viên thuộc ngành Công nghệ Kỹ thuật Công trình Xây dựng của các trường đại học, cao đẳng khác. 
CẤU TRÚC HỌC LIỆU 
Tài liệu được biên soạn thành 2 phần: Lý thuyết (5 chương) và thực hành (4 bài), trong đó: 
PHẦN I: LÝ THUYẾT 
• Chương 1: Tổng quan về Hố đào sâu  
• Chương 2: Cơ sở tính toán áp lực đất lên kết cấu chắn vách hố đào  
• Chương 3: Tính toán cường độ hệ chống vách hố đào  
• Chương 4: Phân tích ổn định đáy hố đào  
• Chương 5: Biến dạng - hệ thống quan trắc. 
PHẦN II: THỰC HÀNH 
• Bài 1: Bài toán phẳng dùng phần mềm SAP2000 
• Bài 2: Bài toán 1 tầng chống dùng phần mềm Plaxis 2D 
• Bài 3: Bài toán 2 tầng neo dùng phần mềm Plaxis 2D 
• Bài 4: Bài toán có xử lý bùng đáy dùng phần mềm Plaxis 2D.  
MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC 
Mục tiêu chung 

Môn học cung cấp các kiến thức về phân tích, tính toán và thiết kế biện pháp thi công hố đào sâu cho các công trình xây dựng. Nội dung môn học bao gồm 5 chương và phần thực hành: Chương 1 - 2 trình bày việc lý thuyết phân tích, tính toán các thông số đầu vào cho bài toán hố đào sâu; chương 3 - 4, trình bày việc phân tích, tính toán
lựa chọn kết cấu chắn giữ cho hố đào sâu; chương 5 trình bày về biến dạng và hệ thống quan trắc; phần thực hành nằm ở cuối tài liệu. 
Mục tiêu cụ thể 
Kiến thức: Môn học cung cấp kiến thức chuyên ngành về tính toán thiết kế hệ chắn giữ đất khi thi công hố đào sâu, bao gồm: 
- Phát biểu được các lý thuyết áp lực ngang của đất lên tường chắn. 
- Mô tả các phương pháp tính toán phân tích hệ chống vách theo giai đoạn thi công hố đào sâu. 
- Liệt kê được trình tự về kiểm tra ổn định đáy hố đào, xác định biến dạng đứng và ngang của hố đào và danh mục hệ thống quan trắc đánh giá ảnh hưởng đến công trình xung quanh. 
Kỹ năng: 
- Tính toán bằng tay và sử dụng phần mềm máy tính, phân tích được cường độ, biến dạng và ổn định tổng thể của hệ chống vách hố đào. Từ đó thiết kế được tiết diện vật liệu cho kết cấu tường và hệ cây chống. 
- Đánh giá được các ảnh hưởng của biện pháp thi công đến công trình xung quanh cụ thể như bơm hạ mức nước ngầm gây lún xung quanh hố đào, đề ra biện pháp xử lý chống bùng đáy,... 
YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI HỌC 
Đối với sinh viên học chương trình Công nghệ Kỹ thuật Công trình Xây dựng tại Khoa Xây dựng, trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh cần đọc để nắm vững từng chương trước các buổi học lý thuyết, chuẩn bị và làm bài tập theo yêu cầu của giảng viên hướng dẫn. 
CÁCH TỰ HỌC VỚI CUỐN SÁCH NÀY 
Tài liệu học tập này có thể được sử dụng để tự học. Người học đọc trước nội dung kiến thức trong từng chương và trả lời các câu hỏi ôn tập để hệ thống lại kiến thức từ cơ bản đến nâng cao. Sau đó làm các bài tập trong phần bài tập có gợi ý trả lời, kiểm tra kết quả. Phần bài tập tự giải giúp nâng cao kỹ năng tính toán cho người học. 
Chương 1, Tổng quan về Hố đào sâu. Chương này tổng quan, chủ yếu yêu cầu người học đọc hiểu, kết hợp nghe giảng trên lớp thêm. 
Chương 2, Cơ sở lý thuyết về áp lực đất lên tường chắn hố đào. Mục tiêu của chương này không gì khác hơn là cung cấp cơ sở giúp các bạn vẽ đường phân bố áp lực chủ động bị động ứng với các trường hợp khác nhau của đất sau tường chắn, cũng như tường cừ bản. 
Chương 3, Về tính toán cường độ hệ chống vách hố đào. Bắt đầu từ chương này, người học chú ý tính toán gồm những nội dung gì. Vẽ sơ đồ tính, gồm đất sau tường, áp lực chủ động, bị động và thao tác lấy mô-men tại một điểm trên tường: Tường không chống/neo thì lấy mô-men ở mút dưới B, tường có chống/neo thì lấy mô-men tại O
điểm đặt chống neo. 
Chương 4, Về ổn định đối với đáy hố đào vào các loại đất khác nhau. Chủ yếu là các công thức hệ số an toàn đối với các nguy cơ như cát sôi (hố đào vào cát), bùng đáy, đùn trồi và trượt xoay quanh chân tường cừ (hố đào vào sét). 
Chương 5, Về biến dạng và quan trắc. Biến dạng ngang chủ yếu được tích lũy thành chuyển vị ngang của thân tường chắn vách hố đào. Biến dạng đứng được giới thiệu là độ lún tại các điểm khác nhau cách mép hố đào, gọi là phễu lún. Cách đo độ dịch chuyển ngang của thân tường dùng thiết bị inclinometer được mô tả, cùng hệ thống nhiều thiết bị quan trắc khác xung quanh hố đào được liệt kê. 
Phần II là hướng dẫn thực hành 30 tiết trên lớp cho người học sử dụng các phần mềm SAP2000 và Plaxis 2D để tính toán cơ bản hố đào. Bốn bài thực hành (1 bài dùng SAP2000, 3 bài Plaxis 2D) giúp người học bước đầu thực hành tính toán trích xuất dữ liệu từ phần mềm, phục vụ mục tiêu kiểm tra hố đào về cường độ (hệ chống vách), ổn định (đáy hố đào) và biến dạng (đứng và ngang của các khu vực khác nhau của hố đào.   

LỜI CẢM ƠN 
Tác giả biên soạn bày tỏ sự cảm ơn đối với Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ kinh phí để hoàn thành tài liệu học tập này. Các hình vẽ trong giáo trình đều do tác giả tự thực hiện; một số lấy trên mạng (có dẫn nguồn). Trong quá trình biên soạn, chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Tác giả mong nhận được các ý kiến đóng góp của
bạn đọc để lần tái bản sau sách được hoàn thiện hơn. 
Tác giả biên soạn

Sách liên quan
Sách thường được mua kèm với sách này
Hoạt động của cộng đồng về sách này
Thành phần
Bình luận bạn đọc
Đăng nhập để viết bình luận