Hỗ trợ:
(028) 39307533
Giỏ hàng:
0
(0)
Giới thiệu

Giới thiệu

 

Đối tượng sử dụng

Tài liệu học tập này được biên soạn để hỗ trợ cho các nhân viên xã hội, cán bộ các đoàn thể và sinh viên có nhu cầu học tập, nghiên cứu về an sinh xã hội và các vấn đề xã hội tại Việt Nam. Đây cũng là một tài liệu cần thiết cho nhân viên xã hội chuyên nghiệp tham khảo để có cách nhìn bao quát, hiểu rõ hơn về hệ thống an sinh xã hội Việt Nam. Đồng thời, tài liệu hướng dẫn học tập này cũng giúp người đọc có cái nhìn khái quát hơn, toàn diện hơn, đầy đủ hơn và khoa học hơn các vấn đề xã hội mà xã hội Việt Nam đang đối mặt.

Mục tiêu của môn học

Môn học giúp người học đạt được những kiến thức và kỹ năng sau:

  • Hiểu được khái niệm, quan điểm, vai trò và mục đích của nền an sinh xã hội tại một quốc gia
  • Vận dụng được các nội dung đã học để phân tích và nắm được cách giải quyết các vấn đề xã hội theo quan điểm của ngành Công tác xã hội
  • Có khả năng phân tích, lựa chọn và kết hợp các quan điểm, phương pháp để giải thích một số các vấn đề xã hội

Yêu cầu của môn học

Sinh viên cần nắm vững kiến thức các môn học sau:

  • Xã hội học nhập môn
  • Tâm lý học đại cương

Cấu trúc của tài liệu hướng dẫn học tập

Tài liệu học tập này có 2 phần bao gồm 11 chương. Phần 1 trình bày về lịch sử hình thành nền an sinh xã hội trên thế giới và khái quát về nền an sinh xã hội tại Việt Nam, phần 2 trình bày một số các vấn đề xã hội đang diễn ra tại Việt Nam. Phần 2 – các vấn đề xã hội – được trình bày như sau:

  • Giới thiệu về tình hình trên thế giới và tại Việt Nam
  • Trình bày các ảnh hưởng của vấn đề đến xã hội
  • Trình bày các quan điểm giải quyết vấn đề xã hội của ngành Công tác xã hội
  • Câu hỏi, bài tập

Sơ lược về các kiến thức ở mỗi phần

  • Tổng quan về An sinh xã hội: Trình bày lịch sử hình thành nền an sinh xã hội trên thế giới. Các khái niệm, định nghĩa về an sinh xã hội và bộ máy an sinh xã hội tại Việt Nam. Chương này cũng đề cập đến cơ sở khoa học của an sinh xã hội, mối quan hệ giữa an sinh xã hội và ngành công tác xã hội.
  • An sinh xã hội và vấn đề nghèo đói: Trình bày khái quát về tình hình nghèo đói tại Việt Nam và trên thế giới. Bên cạnh đó, tác giả cũng giới thiệu đến người đọc các chuẩn nghèo của Việt Nam qua các giai đoạn từ sau năm 1975. Ở phần này, tác giả tập trung giải thích các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói tại Việt Nam và trình bày phương hướng giải quyết vấn đề này của Nhà nước hiện nay. Ngoài ra, chương này cũng đặc biệt chú trọng đến việc giới thiệu quan điểm của ngành Công tác xã hội trong việc hỗ trợ cho người sống trong nghèo đói.
  • An sinh xã hội và vấn đề mại dâm: Trình bày lịch sử hình thành, phát triển của nghề mại dâm trên thế giới và ở Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả cũng giới thiệu đến người đọc những khái niệm và định nghĩa liên quan đến mại dâm. Ngoài việc trình bày các Luật pháp quốc tế và Việt Nam về mại dâm, tác giả còn giới thiệu đến người đọc các loại/hình thức hoạt động khác nhau của mại dâm và các biện pháp để ngăn ngừa sự phát triển của mại dâm theo quan điểm của ngành Công tác xã hội (CTXH).
  • An sinh xã hội và vấn đề ma túy: Ở phần này, tác giả trình bày tình hình sử dụng ma túy tại Việt Nam và trên thế giới. Ngoài việc giới thiệu đến người đọc cách phân loại ma túy, tác giả tập trung làm rõ các tác hại do ma túy đem đến. Bên cạnh đó, tác giả tập trung giới thiệu đến người đọc các chính sách, luật pháp, các mô hình cai nghiện, các mô hình hỗ trợ người nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng.
  • An sinh xã hội và vấn đề buôn bán người: Trình bày tình hình hiện nay của vấn nạn buôn bán người và những vấn đề pháp luật liên quan đến buôn bán người. Những mục đích của hoạt động buôn bán người và những thủ đoạn/phương thức được áp dụng trong hoạt động buôn bán người. Ngoài ra, tác giả còn tập trung trình bày các nguyên nhân và hậu quả của việc buôn bán người gây ra cho nạn nhân, gia đình và xã hội và các biện pháp để ngăn ngừa, bảo vệ người dân khỏi trở thành nạn nhân của buôn bán người.
  • An sinh xã hội cho người di dân lao động: Ở phần này, tác giả giới thiệu sự liên quan về tình hình kinh tế thế giới đầu thập niên 80 thế kỷ trước và chính sách Đổi Mới của Việt Nam năm 1986. Tác giả tập trung phân tích tình hình di dân lao động từ nông thôn lên thành thị từ sau năm 1986 đến nay. Ngoài việc trình bày những tác động tích cực và tiêu cực của di dân lao động, tác giả cũng trình bày một cách tổng quát về tầm quan trọng của cộng đồng và vai trò của nhân viên xã hội trong việc hỗ trợ cho người di dân lao động và gia đình họ sớm có cuộc sống ổn định tại địa phương mới.
  • An sinh xã hội và vấn đề HIV/AIDS: Trình bày tình hình HIV/AIDS trên thế giới và tại Việt Nam, các khái niệm liên quan HIV/AIDS theo Luật phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam và củng cố thêm kiến thức về các đường lây truyền, diễn biến của tình trạng HIV. Bên cạnh đó, tác giả giới thiệu đến người đọc một số chính sách, luật pháp, chương trình của quốc tế và của Việt Nam về HIV/AIDS cũng như một số hoạt động chính trong việc chăm
    sóc người nhiễm, cũng như việc phòng, chống HIV/AIDS tại
    cộng đồng.
  • An sinh xã hội và các vấn đề của trẻ em: Giới thiệu khái niệm về trẻ em và trình bày tóm tắt 4 nhóm quyền của trẻ được quy định trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Bên cạnh đó, tác giả cũng tập trung trình bày một cách ngắn gọn các nguyên nhân, hậu quả và các giải pháp cho các vấn đề liên quan đến trẻ như trẻ đường phố, trẻ bị lạm dụng tình dục, trẻ phạm pháp, trẻ lao động sớm, trẻ khuyết tật….

 

  • An sinh xã hội cho người cao tuổi: Ở chương này, tác giả trình bày khái quát tình hình chung về người cao tuổi trên thế giới và tại Việt Nam. Ngoài việc giới thiệu đến người đọc một số chế độ, chính sách của Nhà nước đang thực hiện, các vấn đề trong sinh hoạt hằng ngày của người cao tuổi… tác giả còn trình bày về vai trò và công việc của nhân viên xã hội trong việc hỗ trợ người cao tuổi sống độc lập cũng như làm rõ khái niệm về chất lượng cuộc sống đối với người cao tuổi.
  • An sinh xã hội cho người khuyết tật: Phần này tác giả tập trung trình bày về tình hình, khái niệm, quy định về phân loại các dạng khuyết tật tại Việt Nam và trên thế giới. Ngoài việc giới thiệu các giải pháp, chế độ, chính sách, luật pháp của Nhà nước dành cho người khuyết tật, tác giả còn tập trung trình bày một số hoạt động chính trong việc hỗ trợ cho người khuyết tật như phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, tiếp cận xã hội, mô hình sống
    độc lập…
  • An sinh xã hội và vấn đề tội phạm: Ở chương này, tác giả giới thiệu đến người đọc các khái niệm, đặc điểm và phân loại được các loại hình tội phạm ngày nay. Bên cạnh đó, chương này còn trình bày nguyên nhân cũng như giới thiệu các cách phòng ngừa và xử lý các loại tội phạm khác nhau. Ngoài ra, tác giả còn tập trung trình bày để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sẵn sàng chấp nhận, hỗ trợ tốt cho những người đã phạm tội trong quá trình hòa nhập với cộng đồng (đặc biệt trong lĩnh vực trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật).

Hướng dẫn sử dụng

Nội dung được trình bày ở mỗi chương (ngoại trừ chương 1) đều có trình bày các điểm chính cần lưu ý khi giải thích và đưa ra cách giải quyết một vấn đề xã hội theo quan điểm của ngành Công tác xã hội. Chính vì thế, các tác giả không quá chú trọng đến việc sắp xếp thứ tự các vấn đề xã hội trong tài liệu học tập này. Người đọc có thể đọc bất cứ chương nào mà bản thân thích. Trong mỗi chương, các tác giả đều trình bày tình hình, phân tích và nêu ra cách giải quyết vấn đề theo quan điểm của ngành khoa học xã hội. Người đọc có thể dựa vào cách phân tích vấn đề xã hội, hệ thống an sinh xã hội tại Việt Nam để trả lời các câu hỏi trong phần “Câu hỏi và bài tập”.

Sách liên quan
Sách thường được mua kèm với sách này
Hoạt động của cộng đồng về sách này
Thành phần
Bình luận bạn đọc
Đăng nhập để viết bình luận