MỤC TIÊU HỌC LIỆU Giáo trình Pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là công trình vừa mang tính chất nghiên cứu học thuật, vừa mang ý nghĩa giáo khoa về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được thừa nhận trong luật Việt Nam hiện hành. Giáo trình giới thiệu một cách có hệ thống và chuyên sâu về chế độ chung bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và các chế định bảo đảm thực hiện nghĩa vụ chuyên biệt. Người đọc có điều kiện nắm bắt không chỉ khái niệm, đặc điểm của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ mà còn hiểu một cách tường tận lịch sử hình thành của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trên thế giới, cũng như quá hình hình thành và phát triển pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong luật Việt Nam. CẤU TRÚC HỌC LIỆU (TẬP 1) Giáo trình Pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ gồm 10 chương: Chương 1. Tổng quan pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Phần thứ nhất. Chế độ chung về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Chương 2. Tài sản bảo đảm và Nghĩa vụ được bảo đảm Chương 3. Hiệu lực của biện pháp bảo đảm Chương 4. Xử lý tài sản bảo đảm và Chấm dứt biện pháp bảo đảm Phần thứ hai. Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối vật Chương 5. Cầm cố tài sản Chương 6. Thế chấp tài sản Chương 7. Đặt cọc, Ký cược và Ký quỹ Chương 8. Bảo lưu quyền sở hữu và Bán với điều kiện chuộc lại Chương 9. Biện pháp bảo đảm theo luật định: Cầm giữ tài sản và Quyền ưu tiên lấy trước Phần thứ ba. Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối nhân Chương 10. Bảo lãnh và Tín chấp MỤC TIÊU MÔN HỌC Môn pháp luật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản, rộng và có chiều sâu về chế độ chung bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, chế độ riêng áp dụng cho từng biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cụ thể được thừa nhận trong luật hiện hành, được chia thành hai nhóm lớn: bảo đảm đối vật và bảo đảm đối nhân. Điều này cần thiết đối với người học cho việc xác định cách ứng xử đúng đắn của bản thân trong các trường hợp tham gia vào quan hệ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ với tư cách bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm hoặc người thứ ba có quyền và lợi ích liên quan. Người học nắm vững kiến thức về pháp luật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cũng có khả năng và điều kiện tư vấn, hỗ trợ cho người khác trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến cuộc sống gia đình. ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG GIÁO TRÌNH Giáo trình được dành cho sinh viên luật từ trình độ cử nhân, thạc sĩ đến nghiên cứu trình. Giáo trình cũng là tài liệu nghiên cứu của giảng viên giảng dạy các môn luật dân sự. Đối với người thực hành, giáo trình đặc biệt có ích như tài liệu hướng dẫn trong giao dịch bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI HỌC Người học cần có kiến thức cơ bản về pháp luật dân sự, được trang bị kỹ năng phân tích luật và suy luận. Trong quá trình học cần liên hệ những kiến thức trường lớp với thực tiễn cuộc sống. CÁCH TỰ HỌC VỚI CUỐN SÁCH NÀY Giáo trình được biên soạn để phục vụ việc học tập, nghiên cứu của người học ở tất cả các cấp đại học và sau đại học, cũng như việc giảng dạy, nghiên cứu của giảng viên, nhà nghiên cứu, nhà thực hành luật. Đối với sinh viên đại học, việc sử dụng giáo trình làm tài liệu tự học được khuyến khích, nhưng chỉ sau khi sinh viên đã lên lớp nghe giảng về nội dung phần liên quan. Cần đọc kỹ giáo trình trước khi đọc các câu hỏi. Khuyến khích làm việc nhóm, thảo luận, tương tác trong quá trình suy nghĩ tìm kiếm đáp án cho các vấn đề đặt ra. NHÓM TÁC GIẢ Chủ biên: Nguyễn Ngọc Điện
Nhập danh sách email cần giới thiệu (phân cách nhau dấu ;)
Nhập tài khoản cần tìm trong hệ thống
Chọn danh sách bạn bè sẽ giới thiệu
Viết giới thiệu của bạn