Hỗ trợ:
(028) 39307533
Giỏ hàng:
0
(0)
Luật hôn nhân gia đình tập 1 (2024)
Giới thiệu

MỤC TIÊU HỌC LIỆU 
Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình gồm 2 tập:  tập 1 giới thiệu các quan hệ nhân thân giữa các thành viên gia đình; tập 2 phân tích các quan hệ tài sản gia đình. 
Ở góc độ nhân thân, các quan hệ gia đình phát sinh từ việc xác lập quan hệ hôn nhân, gọi là kết hôn. Quan hệ hôn nhân là tiền đề của những mối quan hệ khác được xác lập trong khuôn khổ gia đình, bao gồm quan hệ giữa vợ và chồng; quan hệ giữa cha mẹ và con; quan hệ giữa ông bà và cháu, quan hệ giữa anh, chị, em; quan hệ giữa cháu và cô, chú, bác, cậu, dì. Giữa các thành viên gia đình có các quyền và nghĩa vụ nhân thân đặc thù mà việc thực hiện nghiêm chỉnh các quyền và nghĩa vụ đó được cho là có tác dụng bảo đảm hạnh phúc gia đình. Ly hôn là cách chấm dứt quan hệ hôn nhân mang tính bi kịch cần được chi phối một cách chặt chẽ để ngăn ngừa hệ lụy tiêu cực đối với cuộc sống về sau của bên này, bên kia và nhất là đối với con. 
Ở góc độ tài sản, các quan hệ gia đình được xác lập và vận hành với vai trò chủ đạo của vợ và chồng. Trong khung cảnh luật thực định, quan hệ tài sản vợ chồng có thể được chi phối hoàn toàn theo luật hoặc một phần theo luật và một phần theo thoả thuận. Quan hệ thừa kế, về phần mình, được cho là cách để bảo đảm sự liên tục của quan hệ gia đình trong điều kiện cuộc sống của chủ sở hữu tài sản, đồng thời là thành viên gia đình, không kéo dài vô tận. 
CẤU TRÚC HỌC LIỆU (TẬP 1)
Giáo trình Luật Hôn nhân và Gia đình tập 1 gồm 8 chương:
Chương 1. Tổng quan pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
Chương 2. Kết hôn
Chương 3. Quan hệ chung sống như vợ chồng
Chương 4. Xác lập quan hệ cha mẹ ruột và con ruột
Chương 5. Xác lập quan hệ cha mẹ nuôi - con nuôi 
Chương 6. Quan hệ nhân thân giữa các thành viên gia đình
Chương 7. Ly hôn
Chương 8. Cấp dưỡng 
MỤC TIÊU MÔN HỌC
Môn luật hôn nhân và gia đình cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về quan hệ gia đình ở góc độ pháp lý, từ đó có sự hiểu biết về lịch sử hình thành và phát triển hoàn thiện của các chế định pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Điều này cần thiết đối với người học trong việc xác định cách ứng xử đúng đắn của bản thân trong quan hệ gia đình, đồng thời có khả năng và điều kiện tư vấn, hỗ trợ cho người khác trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến cuộc sống gia đình. 
YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI HỌC
Người học cần có kiến thức cơ bản về pháp luật dân sự, được trang bị kỹ năng năng phân tích luật và suy luận. Trong quá trình học cần liên hệ những kiến thức trường lớp với thực tiễn cuộc sống. 
CÁCH TỰ HỌC VỚI CUỐN SÁCH NÀY
Giáo trình được biên soạn để phục vụ việc học tập, nghiên cứu của người học ở tất cả các cấp đại học và sau đại học, cũng như việc giảng dạy, nghiên cứu của giảng viên, nhà nghiên cứu, nhà thực hành luật. Đối với sinh viên đại học, việc sử dụng giáo trình làm tài liệu tự học được khuyến khích, nhưng chỉ sau khi sinh viên đã lên lớp nghe giảng về nội dung phần liên quan. Cần đọc kỹ giáo trình trước khi đọc các câu hỏi. Khuyến khích làm việc nhóm, thảo luận, tương tác trong quá trình suy nghĩ tìm kiếm đáp án cho các vấn đề đặt ra.
TÁC GIẢ
Nguyễn Ngọc Điện 

Sách liên quan
Sách thường được mua kèm với sách này
Hoạt động của cộng đồng về sách này
Thành phần
Bình luận bạn đọc
Đăng nhập để viết bình luận