Hỗ trợ:
(028) 39307533
Giỏ hàng:
0
(0)
Hệ thống thông tin kế toán 2 (2021)
Giới thiệu

MỤC TIÊU HỌC LIỆU
Xuất phát từ yêu cầu của người sử dụng lao động trong thời đại phát triển của công nghệ thông tin, quyển tài liệu học tập Hệ thống thông tin kế toán 2 được ra đời nhằm cung cấp cho người học những nội dung bao gồm giải thích các vấn đề căn bản như là tiếp cận hệ thống, tổ chức hệ thống thông tin kế toán; đồng thời hướng dẫn thực hiện thao tác trên môi trường phần mềm kế toán.

- Người học được trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết theo định hướng ứng dụng nhằm hiểu biết về cách thức vận hành của hệ thống kế toán máy, thực hiện tổ chức dữ liệu, thao tác nghiệp vụ kế toán trên các phân hệ và kết xuất thông tin từ phần mềm kế toán.

- Tài liệu được dùng cho sinh viên các hệ chính quy, đào tạo từ xa, vừa làm vừa học, đào tạo trực tuyến cùng với đối tượng người tự học và những người mong muốn tìm hiểu về hệ thống thông tin kế toán.

- Tài liệu sử dụng trong các môn học Hệ thống thông tin kế toán, Kế toán tài chính…   

CẤU TRÚC HỌC LIỆU 

Tài liệu được biên soạn thành 7 chương. Nội dung từng chương được tóm tắt như sau:

Chương 1. Tổng quan về phần mềm kế toán Ở chương mở đầu này, người học được giới thiệu khái niệm, cách thức phân loại và tiếp cận phần mềm kế toán (PMKT). Chương này cũng trình bày về những quy định về tiêu chuẩn, điều kiện và việc lựa chọn PMKT đối với các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tài liệu cũng hướng dẫn người học thao tác khởi tạo môi trường kế toán máy.

Chương 2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán trên phần mềm Nội dung chương 2 sẽ giới thiệu cho người học việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán (HTTTKT) trong điều kiện ứng dụng PMKT. Tài liệu hệ thống lại quy trình cơ bản về việc xây dựng HTTTKT cũng như đề cập đến vai trò hỗ trợ kiểm soát của HTTTKT đối với doanh nghiệp. 

Chương 3. Những khai báo ban đầu Trong chương này, người học được trình bày cụ thể về quy trình triển khai phần mềm kế toán (PMKT) tại một doanh nghiệp. Kế tiếp, tài liệu sẽ hướng dẫn cho người học cách thức cài đặt PMKT minh họa cũng như thực hiện những khai báo ban đầu. Trên cơ sở đó, người học tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu và nhập số dư ban đầu vào phần mềm. Ngoài ra, chương này cũng hướng dẫn về cách thức duy trì số liệu kế toán thông qua việc lưu trữ và bảo quản dữ liệu trên môi trường kế toán máy.

Chương 4. Các nghiệp vụ cơ bản trên phần mềm kế toán Chương này sẽ trình bày các nội dung liên quan đến thao tác xử lý các nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp thương mại trên phần mềm kế toán (PMKT), minh họa bằng phần mềm kế toán Misa SME.NET.

Chương 5. Kế toán tổng hợp trên phần mềm Ở chương này, các bạn sẽ được tiếp tục tìm hiểu về các hoạt động phát sinh lúc cuối kỳ tại một doanh nghiệp thương mại và được hướng dẫn về các thao tác ghi nhận nghiệp vụ phát sinh vào cuối kỳ trên phần mềm kế toán.

Chương 6. Khai thác thông tin trên phần mềm Trong chương này sẽ trình bày các nội dung liên quan đến vấn đề khai thác thông tin trên phần mềm kế toán (PMKT) với minh họa bằng phần mềm kế toán Misa.

Chương 7. Quản lý dữ liệu kế toán Ở chương này, người học được mở rộng kiến thức thông qua những tìm hiểu về mối liên kết giữa giao diện phần mềm và cơ sở dữ liệu kế toán cùng với cách thức tổ chức dữ liệu kế toán với mô hình liên kết thực thể (REA model). Ngoài ra, tài liệu cũng giải thích cho người học về những tác động của công nghệ thông tin (CNTT) đến việc lưu trữ dữ liệu kế toán. 

MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC 

Môn học này giúp người học đạt được các mục tiêu:

- Tiếp cận phần mềm kế toán và thiết lập hệ thống thông tin kế toán trên phần mềm;

- Thực hành được các nghiệp vụ ở những phân hệ kế toán trên phần mềm, thao tác tổng hợp thông tin và kết xuất báo cáo từ phần mềm;

- Tổ chức dữ liệu kế toán trong cơ sở dữ liệu của phần mềm;

- Lựa chọn phần mềm kế toán và tổ chức công tác kế toán tài chính cho doanh nghiệp. 

YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI HỌC 
- Sinh viên cần nắm được kiến thức các môn học trước như là Nguyên lý kế toán, Kế toán tài chính,…

- Trong quá trình học tập, sinh viên cần đọc tài liệu các chương theo yêu cầu của giảng viên, làm việc nhóm trao đổi kiến thức, làm bài tập rèn luyện, trả lời câu hỏi trắc nghiệm và thực hành thao tác trên phần mềm theo hướng dẫn của tài liệu. 

CÁCH TỰ HỌC VỚI CUỐN SÁCH NÀY 

Như mục tiêu của tài liệu đã thể hiện trong Lời nói đầu, người học cần phải đọc qua phần Mục lục để hiểu được bố cục nội dung của từng chương. 

- Người học nên tự học bằng cách tiếp cận từng phần nội dung đã được xếp theo thứ tự trong quyển học liệu từ việc tiếp cận phần mềm, thực hiện tổ chức hệ thống thông tin trên môi trường phần mềm kế toán, cho đến thực hành các khai báo ban đầu, thao tác các nghiệp vụ và kết xuất báo cáo trên phần mềm. Sau đó, người học sẽ tìm hiểu về quản lý dữ liệu kế toán trên môi trường phần mềm ở chương cuối.

- Người học cần tham gia thực hiện các câu hỏi ôn tập, bài tập rèn luyện và phần trắc nghiệm ở từng chương.

- Sau đó, người học sẽ tự kiểm tra kiến thức bằng các gợi ý và giải đáp ở phần cuối chương.  

CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC 

Với đặc thù của môn học là trang bị kiến thức nền tảng cho việc tiếp cận phần mềm kế toán cùng với hướng dẫn những phân tích nghiệp vụ, thao tác cơ bản trên phần mềm kế toán, người học có thể tham khảo thêm những tài liệu khác theo gợi ý của nhóm tác giả bao gồm:

- James, A. Hall 2019, Accounting Information Systems 10th edn, South Western, Cengage Learning.

- McCarthy, W. E. 1982, The REA Accounting Model: A Generalized Framework for Accounting Systems in a Shared Data Environment. The Accounting review journal, 7 (3), 554 – 578. 

- Romney M. B. and Steinbart P. J. 2018, Accounting Information Systems 12th edn, International Edition, Pearson publisher.

- Kế toán Thiên Ưng, nguồn http://ketoanthienung.org/tintuc/cach-ghi-so-theo-hinh-thuc-ke-toan-tren-may-vi-tinh.htm. [Truy cập ngày 15/09/2019]

- Công ty CP Misa. Phần mềm kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa Misa SME.

- Công ty CP Fast Accounting. Tổng quan về phần mềm kế toán Fast Accounting. 

NHÓM TÁC GIẢ

Tài liệu này được tổ chức biên soạn gồm 7 chương. Các chương 1, 2 và 7 do tác giả Vũ Quốc Thông đảm trách; chương 3 và 5 được tác giả Trần Minh Ngọc biên soạn. Phần còn lại, chương 4 và 6 do tác giả Nguyễn Hoàng Phi Nam thực hiện. Tác giả Vũ Quốc Thông tiến hành tổng hợp, bổ sung và rà soát nội dung cho toàn quyển sách.  

 
 

Sách liên quan
Sách thường được mua kèm với sách này
Hoạt động của cộng đồng về sách này
Thành phần
Bình luận bạn đọc
Đăng nhập để viết bình luận